1. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục
- Triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày thương binh, liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) phù hợp với điều kiện của nhà trường.
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt qua các kênh truyền thông, báo chí, mạng xã hội và các tài liệu tuyên truyền, kỹ năng an toàn trên không gian mạng…
- Huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc tổ chức các hoạt động thực hiện Quyền trẻ em. Tăng cường truyền thông về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 (thường trực 24/7) và Tổng đài tư vấn về bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em 18006605 (thường trực giờ hành chính) của Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hải Phòng để các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên hệ khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin, thông báo, tố giác tội phạm, tư vấn về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao ý thức cho học sinh về vấn đề giữ gìn vệ sinh, nâng cao sức khỏe; phòng, chống các loại dịch bệnh mùa hè;...
- Phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên, Công an phường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh theo hình thức phù hợp; nhằm phòng, ngừa, hạn chế tối đa các nguy cơ gây tổn hại cho học sinh, kịp thời can thiệp, trợ giúp học sinh đặc biệt là học sinh bị bạo lực, xâm hại.
2. Hoạt động rèn kĩ năng
- Tổ chức các hoạt động thúc đẩy, tăng cường sự tham gia của học sinh như: tọa đàm cho học sinh tiếp xúc, đối thoại với lãnh đạo đơn vị, địa phương, các sở, ban, ngành... để học sinh được bày tỏ ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng, sáng kiến của mình vào các vấn đề liên quan.
- Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, các Câu lạc bộ sở thích: võ thuật, hát, múa, … phù hợp với điều kiện của nhà trường và quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn học sinh triển khai hiệu quả ứng dụng “Làm việc tốt”, ứng dụng “Hướng nghiệp” và chương trình “Trải nghiệm trên nền tảng số”.
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào dạy bơi, học bơi cho học sinh trong dịp hè, triển khai mô hình “Bơi cùng Yết Kiêu thời đại”; triển khai các lớp kỹ năng an toàn, tự bảo vệ và kỹ năng thoát hiểm khi gặp tình huống khẩn cấp, phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước, nhất là kỹ năng sơ cấp cứu phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và phát triển của trẻ em.
- Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho học sinh kỹ năng phòng cháy và chữa cháy, kỹ năng tự bảo vệ, phòng, chống xâm hại và các kỹ năng khác.
- Tăng cường tuyên truyền, trang bị kiến thức và kỹ năng nhận biết cách sử dụng mạng Internet an toàn, đặc biệt tuyên truyền để học sinh nâng cao cảnh giác trước các hình thức lừa đảo trên không gian mạng. Tăng cường truyền thông về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 (thường trực 24/7) và đường dây tư vấn bảo vệ trẻ em của Trung tâm công tác xã hội thành phố Hải Phòng 1800. 6605 (thường trực giờ hành chính) để học sinh và phụ huynh liên hệ khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin, thông báo, tố giác tội phạm, tư vấn về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Vận động học sinh tham gia các Hội thi, Cuộc thi như: Hội thi “Thiếu nhi Hải Phòng vẽ tranh theo sách, báo”, Hội thi “Thiếu nhi tuyên truyền kể chuyện sách, báo năm 2024”, Cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc năm 2024.
3. Hoạt động an sinh xã hội
- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành tổ chức các hoạt động thăm, tặng quà trẻ em nhân dịp “Tháng hành động vì trẻ em thành phố Hải Phòng năm 2024” và ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6 năm 2024.
- Vận động các đơn vị doanh nghiệp, nhà hảo tâm, nhân dân và địa phương ủng hộ kinh phí, tặng quà, học bổng cho học sinh.
- Đầu tư kinh phí tu sửa trường lớp, cơ sở vật chất; tặng quà, đồ dùng học tập, phương tiện đến trường chuẩn bị cho năm học mới.
4. Về ôn tập văn hóa trong hè
- Từ ngày 01/6/2024 đến ngày 15/8/2024 nhà trường không tổ chức dạy học hè, không dạy trước cho trẻ mầm non 5 tuổi vào lớp 1 dưới mọi hình thức. Tổ chức tựu trường cho học sinh theo đúng chỉ đạo khung thời gian năm học của Bộ GDĐT.
- Đối với các em học sinh diện thi lại, nhà trường có kế hoạch hướng dẫn ôn tập và tổ chức thi lại theo đúng quy định.
5. Về cơ sở vật chất và nhân lực
- Nhà trường rà soát cơ sở vật chất, tham mưu với các cơ quan có thẩm quyền kế hoạch nâng cấp, sửa chữa phòng học, xây mới, mua sắm trang thiết bị phục vụ năm học mới; đặc biệt chú ý rà soát sửa chữa kịp thời những phòng học xuống cấp, có nguy cơ gây mất an toàn cho học sinh;
- Nhà trường sẵn sàng phối hợp mở cửa trường để làm địa điểm sinh hoạt hè cho thanh, thiếu nhi, đồng thời cử giáo viên có năng lực tham gia tổ chức các hoạt động hè nếu các cấp bộ Đoàn có đề nghị.
6. Bàn giao và tiếp nhận học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương
- Làm tốt công tác bàn giao học sinh về địa phương sinh hoạt hè và tiếp nhận học sinh trở lại trường.
* Lịch hoạt động cụ thể:
1. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục và hoạt động an sinh xã hội: Thực hiện theo kế hoạch của Quận và phường.
2. Hoạt động rèn kĩ năng:
Nhà trường phối hợp với Trung tâm Văn hóa Quận tổ chức các câu lạc bộ rèn kĩ năng.
- Câu lạc bộ Bơi:
+ Đơn vị phụ trách: Hiệp Hội thể thao dưới nước Hải Phòng.
+ Thời khóa biểu:
Thời gian
|
Thứ 2-4-6
|
Thứ 3-5-7
|
Ca 1: 6h30 - 7h30
|
Lớp số 1
|
Lớp số 2
|
Ca 2: 7h30 - 8h30
|
Lớp số 3
|
Lớp số 4
|
Ca 3: 15h30 - 16h30
|
Lớp số 5
|
Lớp số 6
|
Ca 4: 16h30 - 17h30
|
Phục vụ nhân dân
|
Phục vụ nhân dân
|
+ Dự kiến khai giảng: 6/6/2024.
+ Giáo viên phụ trách: Mai Hồng Phương, Vũ Thị Ngân.
- Câu lạc bộ Võ:
+ Đơn vị phụ trách: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tinh hoa võ thuật HP.
+ Thời khóa biểu:
Thời gian
|
Thứ 3-5
|
6h30 - 7h30
|
Lớp tập trung
|
+ Dự kiến khai giảng: 6/6/2024.
+ Giáo viên phụ trách: Hoàng Thùy Linh.