1. Chương trình giáo dục phổ thông mới bậc Tiểu học và các điểm đổi mới
Căn cứ theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, Bộ GD&ĐT thực hiện lộ trình áp dụng chương trình mới như sau:
- Lớp 1: Từ năm học 2020 – 2021;
- Lớp 2: Từ năm học 2021 – 2022;
- Lớp 3: Từ năm học 2022 – 2023;
- Lớp 4: Từ năm học 2023 – 2024;
- Lớp 5: Từ năm học 2024 – 2025
Qua đó, 6 điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông như sau:
- Khắc phục sự chồng chéo giữa các môn: Thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học;
- Ưu tiên phát triển phẩm chất năng lực: Tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích, phẩm chất tính cách và năng lực của bản thân.
- Chú trọng trải nghiệm sáng tạo: Tăng cường chú trọng các hoạt động thực tiễn gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để học sinh trải nghiệm và không ngừng sáng tạo
- Phân hóa dần ở cấp trên: Khác trước đây, chương trình phổ thông nay được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm Tiểu học và THCS); Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT). Lớp càng cao dần càng có sự phân hóa học sinh theo nhu cầu và định hướng sau phổ thông.
- Thực nghiệm cái mới, cái khó: Nội dung chương trình đặc biệt chú trọng thực nghiệm những hình thức hoạt động giáo dục, dạy học mới, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và đổi mới.
2. Các môn học bắt buộc ở Tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Năm học 2020 – 2021 đã bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo đó, các môn học bắt buộc và tự chọn ở Tiểu học như sau:
Các môn học bắt buộc:
- Tiếng Việt
- Toán
- Ngoại ngữ 1
- Đạo đức
- Tự nhiên và Xã hội
- Lịch sử và Địa lý
- Khoa học
- Tin học và Công nghệ
- Giáo dục Thể chất
- Nghệ thuật
- Hoạt động trải nghiệm
Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ đối với học sinh lớp 1 và lớp 2. Bậc học này có thêm môn học mới là Tin học và Công nghệ.
3. Quy định số tiết học ở bậc Tiểu học
Thời lượng học của học sinh Tiểu học là 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút (có hướng dẫn cho các trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày). Cụ thể:
Nội dung giáo dục
|
Số tiết trong một năm
|
Lớp 1
|
Lớp 2
|
Lớp 3
|
Lớp 4
|
Lớp 5
|
I. Môn học bắt buộc
|
1. Tiếng Việt
|
420
|
350
|
245
|
245
|
245
|
2. Toán
|
105
|
175
|
175
|
175
|
175
|
3. Đạo đức
|
35
|
35
|
35
|
35
|
35
|
4. Tự nhiên và xã hội
|
70
|
70
|
70
|
|
5. Khoa học
|
|
70
|
70
|
6. Lịch sử và Địa lý
|
|
70
|
70
|
7. Nghệ thuật
|
70
|
70
|
70
|
70
|
70
|
8. Tin học và Công nghệ
|
|
70
|
70
|
70
|
9. Giáo dục thể chất
|
70
|
70
|
70
|
70
|
70
|
10. Ngoại ngữ 1
|
|
140
|
140
|
140
|
II. Hoạt động giáo dục bắt buộc
|
|
1. Hoạt động trải nghiệm
(Tích hợp thêm giáo dục địa phương)
|
105
|
105
|
105
|
105
|
105
|
|
|
III. Môn học tự chọn
|
1. Tiếng dân tộc thiểu số
|
70
|
70
|
70
|
70
|
70
|
2. Ngoại ngữ 1
|
70
|
70
|
|
|
|
Tổng số tiết trong một năm
(không tính tự chọn)
|
875
|
875
|
980
|
1050
|
1050
|
Số tiết trung bình trên tuần
(không tính tự chọn)
|
25
|
25
|
28
|
30
|
30
|