Thực hiện Kế hoạch số 271/KH-UBND ngày 06/12/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc triển khai tiêm vắc xin Uốn ván – Bạch hầu giảm liều (Td) trên địa bàn thành phố Hải Phòng;
Thực hiện Kế hoạch số 243 /KH-TTYT ngày 13/12/2024 của Trung tâm y tế quận Dương Kinh về việc triển khai tiêm vaccine Uốn ván – Bạch hầu giảm liều (Td) trên địa bàn quận Dương Kinh; Kế hoạch số 35/KH-TYT ngày 20/12/2024 của trạm y tế phường Hòa Nghĩa.
🎯Sáng nay, ngày 27/12/2024,Trường tiểu học Hòa Nghĩa phối hợp với cơ sở y tế tiêm vắc xin Uốn ván- Bạch hầu giảm liều cho học sinh khối 2 nhằm mục đích tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh bạch hầu, uốn ván trong cộng đồng nhằm chủ động phòng ngừa dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh bạch hầu, uốn ván cho những em học sinh khối 2 trong diện đủ điều kiện tiêm của trường.
🌼 MỘT SỐ LƯU Ý CHO TRẺ SAU KHI TIÊM MŨI BẠCH HẦU, UỐN VÁN 🌼
🎯Triệu chứng thường xảy ra tùy thuộc vào độ tuổi và cơ địa của người tiêm. Đối với các đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ em đến 7 tuổi, các triệu chứng sau tiêm có thể gặp phải bao gồm:
🔹Đau nhức hoặc sưng tại nơi tiêm: Một số trẻ có thể trải qua đau nhức hoặc sưng nhẹ ở vùng tiêm. Thường thì triệu chứng này sẽ tự giảm mà không cần điều trị.
🔹Sốt: Một số trẻ có thể phát sốt sau khi tiêm bạch hầu, uốn ván. Trẻ có thể cảm thấy nóng, đổ mồ hôi nhiều, đỏ da hoặc cảm giác khó chịu. Để giảm sốt, phụ huynh/người chăm sóc trẻ có thể sử dụng các biện pháp như giữ cho trẻ mát, cho trẻ uống nước đủ và sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
🔹Ngoài ra, một số trẻ có thể cảm thấy mệt và chán ăn sau khi tiêm bạch hầu, uốn ván. Điều này thường chỉ là tác động tạm thời và sẽ tự giảm dần ngay sau đó vài ngày.
Dưới đây là một số hình ảnh.